Ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe

1. Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng

Nghĩa là nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe, giới tính và mức độ hoạt động thể lực. Do vậy, mỗi người chúng ta đều phải tự biết bản thân mình cần những loại thực phẩm nào để đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển của cơ thể. Cho nên khó có thể nói đúng hay sai khi nhìn vào chế độ dinh dưỡng của một ai đó.

2. Hạn chế muối

Muối là loại gia vị không thể thiếu để làm nên hương vị của món ăn, tuy nhiên nếu lạm dụng muối quá nhiều sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng muối quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương…

3. Thêm gia vị cho mỗi bữa ăn thay vì sử dụng nước xốt

Do không có thời gian hoặc cảm thấy chán ngấy với mùi vị của thức ăn, không ít người đã từ bỏ thói quen ăn uống lành mạnh. Giải quyết vấn đề này chúng ta có thể nhờ đến các loại gia vị như Ớt, gừng, tiêu… để tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn, đồng thời hạn chế sử dụng các loại nước xốt có sẵn. Những gia vị như Ớt, gừng, quế, nghệ,… có chất chống ô xy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật cũng như đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình giảm cân thành công.

4. Hãy để mình bị đói

Thông thường để kiểm soát các cơn thèm ăn thì biện pháp hữu ích nhất đó là chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều lần và biện pháp này đang rất được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu áp dụng nguyên tắc “phòng ngừa” này quá cứng nhắc đôi khi sẽ bị phản tác dụng. Bởi khi đó bạn sẽ phải ăn theo một lập trình định sẵn, bạn sẽ ăn ngay cả khi chưa đói do nghĩ đã đến lúc phải ăn và đó là lý do khiến lượng calo tiêu thụ tăng lên. Điều này rất không tốt cho cơ thể, do vậy hãy để mình hơi đói khi ăn bữa ăn nhỏ đầu tiên trong ngày. Nếu thấy đói sớm hơn 4 tiếng sau bữa ăn sáng có nghĩa là bạn ăn sáng quá ít; ngược lại, nếu thấy đói muộn hơn có nghĩa bạn đã ăn quá nhiều.

5. Kết hợp trái cây với chất béo

Trái cây là loại thực phẩm có đầy đủ các chất chống ô xy hóa và được chứng minh có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Vấn đề cần cân nhắc ở đây là trái cây có chứa đường. Các chuyên gia sức khỏe đã thử nghiệm và nhận định, khi ăn trái cây riêng rẽ, lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến, vì thế tốt nhất nên ăn kết hợp trái cây với chất béo và protein như sữa, sữa chua, phô mai hoặc bơ đậu phộng để tránh tình trạng tăng lượng đường trong máu đột ngột.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng bằng ăn cá hồi. Ăn cá hồi rất tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể, làm chắc xương và khớp, phục hồi hệ thần kinh và trí não, ngăn ngừa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em, cải thiện sức khỏe tim mạch, tốt cho thị lực,… Đặc biệt Omega- 3 trong cá hồi giúp hỗ trợ điều trị ung thư. Cá hồi là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, hãy bổ sung cho chính mình và gia đình bằng cách ăn tuần 2 lần cá hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0919.155.181